Cây hoàng bá hỗ trợ điều trị bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một trong những căn bệnh phổ biến ở đường ruột do sự xâm nhập của một số vi khuẩn như salmonella và shigella. Những vi khuẩn này có thể được truyền qua khi tiếp súc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân hoặc có thể lây qua các thực phẩm bị ô nhiễm, nước uống… Để hỗ trợ điều trị bệnh lỵ, từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng đến cây hoàng bá, chúng ta cùng đi tìm hiểu luôn nhé!

cây hoàng bá mọc ở đâu
cây hoàng bá mọc ở đâu

Mô tả cây hoàng bá

Cây hoàng bá là loại cây thân gỗ to, sống lâu năm, chiều cao từ 10 – 20m. Thân cây phân làm nhiều cành. Toàn thân và cành bao bọc một lớp vỏ dày màu xám hoặc nâu xám, mặt trong vỏ có màu vàng. Trong khi đó, các cành non mới phát triển thì lại có màu nâu tím.

Lá cây hoàng bá hoặc dạng lá kép, thuôn nhọn ở đầu, mép nhẵn không có răng cưa. Có lá hình bầu dục nhưng một số lá lại có hình trứng thuôn dài. Lá có màu lục sẫm, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân giữa lá có phủ lông.

Hoa có màu vàng nhạt, mọc thành cụm ở đầu cành. Quả hình cầu, dạng quả thịt, lúc chín có màu tím than. Trong mỗi quả lại có từ 2 -4 hạt cứng.

Mùa hoa và quả cây hoàng bá từ tháng 5 – 12 hằng năm.

Phân bố cây hoàng bá

Cây hoàng bá chủ yếu mọc ở lãnh thổ Trung Quốc, sau đó lan sang một số quốc gia lân cận như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên… Chúng mọc chủ yếu ở những khu rừng rậm nhiệt đới. Ngoài ra, có rất nhiều nơi đã trồng loại cây này để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Bộ phận được sử dụng

Vỏ cây hoàng bá là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu

Thu hái và chế biến

Người ta có thể thu hái vỏ cây hoàng bá quanh năm được và chỉ thu hoạch những cây hoàng bá có tuổi thọ trên 10 năm tuổi. Dùng dao rạch dọc theo thân và bóc lấy phần vỏ dày bên ngoài. Sau khi thu hoạch mang vỏ về và dùng dao cạo hết phần vỏ sù sì bên ngoài rồi cắt thành từng đoạn ngắn.

Để sử dụng được lâu dài chúng ta tiến hành mang đi phơi hoặc xấy khô

Bảo quản

Đóng gói dược liệu vào túi bao bì, để nơi khô giáo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt dược liệu sẽ bị mốc.

Thành phần hóa học

Trong vỏ hoàng bá có chừng 1.6% berberin,một lượng nhỏ phellodendron (C20H23O4N+), magnoflorin (C20H24O4N+), jatrorrhizin (C 20H20O4N+), palmatin (C21H22ON+), candixin (C11H18ON+), menisperin (C21H26O4N). Ngoài ra trong vỏ hoàng ba còn có những chất có tinh thể không chứa nitơ: obakullacton (C26H30O8) (limonin), obakunon (C26H30O7); hợp chất sterolic:7-dehydrostigmasterol, β-sistosterol, campesterol; chất béo…

Vị thuốc cây hoàng bá

Vỏ cây hoàng bá có vị đắng, tính hàn, không độc. Quy vào kinh thận, tỳ và bàng quang

Sử dụng cây hoàng bá hỗ trợ điều trị bệnh lỵ

Chuẩn bị: hoàng bá, hoàng liên, phấn nhũ thảo

Thực hiện: Đem dược liệu đi sắc lấy nước uống trong ngày đến khi khỏi hẳn.

vị thuốc cây hoàng bá
vị thuốc cây hoàng bá

Tham khảo thêm: Cây hoàng bá hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *