10 công dụng tuyệt vời của trà hoa nhài bạn nên biết

Công dụng của trà hoa nhài. Không chỉ là một loài hoa thơm, đẹp và thanh khiết. Hoa nhài được sử dụng như một loại trà ngon với nhiều công dụng bổ dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hết về những công dụng của trà hoa nhài. Vậy mời độc giả đón đọc bài viết dưới đây của Dược Liệu Hòa Bình nhé!

>>Câu kỷ tử chống trầm cảm suy nhược thần kinh

Nguồn gốc và đặc điểm của hoa nhài

Nguồn gốc của hoa nhài

Hoa nhài (một số nơi còn gọi là hoa lài), tên khoa học là Jasminum, thuộc họ Nhài (Oleaceae). Có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á – Âu, Úc và Châu Đại Dương. Trong đó, chỉ có ít loài thuộc nguồn gốc từ châu Âu. Còn các loài khác chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á.

Ngoài ra, người ta còn cho rằng: hoa nhài có thể xuất xứ từ dãy núi Himalayas của Trung Quốc.

công dụng của trà hoa nhài
Cây hoa Nhài

Đặc điểm của hoa nhài

Hoa nhài thuộc loại cây bụi hoặc cây leo. Với hoa nhài dạng bụi, chiều cao của cây có thể lên đến 2m, cành nhánh mọc nhiều Cành già thường có màu nâu vàng và cành non có màu xanh. Lá nhài có hình bầu dục thuôn dài, nhọn về phần đầu và có màu xanh đậm, bóng ở cả mặt trên lẫn mặt dưới.

Trung bình mỗi cành có khoảng 3 – 5 bông hoa, thậm chí là 1 hoa, nằm ở đầu ngọn hoặc nách lá. Hoa nhài được tạo thành bởi nhiều cánh hoa mỏng, màu trắng xếp xoáy rất đẹp và có kích thước khá nhỏ nhưng lại tỏa ra hương thơm nồng nàn, vô cùng quyến rũ.

Cây hoa nhài cũng có quả hình cầu, 2 ngăn, màu đen nhỏ nhắn, xinh xắn, và hầu như nở đều trong năm, rộ nhất là từ tháng 6 – 10.

Các thành phần có thể sử dụng làm trà và thuốc của hoa nhài

Rễ, lá và hoa của cây được dùng để làm thuốc. Rễ thường được thu hái vào mùa đông. Sau khi đào lấy rễ, đem thái nhỏ, sấy hoặc phơi khô. Hoa thu hái vào mùa hè thu khi hoa vừa mới nở, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Lá thu hái quanh năm.

công dụng của trà hoa nhài
Hoa Nhài

10 Công dụng của hoa nhài

Hoa nhài có thể được trồng và sử dụng ở nhiều quốc gia nhưng sản phẩm trà hoa nhài ở Trung Quốc lại được đánh giá rất cao và là đặc sản nổi tiếng ở nước này khi đã có từ thời nhà Tống (960 – 1279).

Theo Đông Y ,Hoa nhài có tác dụng lợi thấp, giải biểu, thanh nhiệt và trấn thống. Rễ hơi có độc, tác dụng an thần, gây tê và trấn thống.

Chủ trị: Hoa được sắc để chữa sởi mọc không đều, sởi do sốt ở trẻ nhỏ, mắt có màng mộng, viêm màng khóe mắt và được dùng để rửa mặt. Lá và hoa được dùng để trị đau bụng, mụn nhọt có độc, lỵ, tiêu chảy, ngoại cảm phát sốt. Lá được dùng trị bạch đời, lá khô ngâm với nước rồi đắp để trị loét lâu ngày. Rễ được dùng để điều kinh, viêm giác mạc, viêm mũi, đòn ngã bị thương và mất ngủ.

Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu về thành phần của hoa nhài để chứng minh các công dụng của nó. Hoa nhài có chứa chất béo thơm với hàm lượng 0.08%. Chất béo này chứa este anthranylic metyl, indol, ester formic acetic-benzoic-linalyl, paraffin,…

Dưới đây là 10 công dụng của hoa nhài đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận

  1. Chứa nhiều chất chống oxy hóa
  2. Hỗ trợ giảm cân
  3. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
  4. Tăng cường sức khỏe răng miệng
  5. Tăng cường chức năng của não bộ
  6. Tăng cường hệ thống miễn dịch
  7. Ngăn ngừa các bệnh Alzheimer và Parkinson
  8. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
  9. Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
  10. Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Cách pha trà hòa nhài

Hai cách pha trà hoa nhài. Bạn có thể sử dụng hoa nhài tươi hoặc khô để pha.

Cách pha trà hoa nhài tươi

Bước 1: Cho 4 – 7 nụ (bông) hoa nhài hoặc một nhúm nhỏ vào ly.
Bước 2: Bắt nồi nước lên bếp, đợi nước thật sôi, tắt bếp và để yên khoảng 2 – 3 phút cho nhiệt độ nước giảm bớt.
Bước 3: Châm nước sôi vào ly chứa trà hoa nhài, có thể thêm mật ong, đường hoặc chanh để tạo hương vị đặc biệt cho trà khi uống.
công dụng của trà hoa nhài
Trà hoa nhài

Cách pha trà hoa nhài khô

Bước 1: Cho 5 bông (nụ) hoa nhài khô vào ấm trà, rồi cho ít nước sôi vào ấm để tráng sơ qua trà khoảng 30 giây. Đổ bỏ nước này đi sẽ giúp cho trà được sạch bụi bẩn và kích thích hương vị trà thơm ngon hơn.
Bước 2: Tiếp tục, rót nước sôi (khoảng 90 độ C) vào ấm trà, đậy nắp để khoảng 5 – 7 phút.
Bước 3: Rót trà ra tách và thưởng thức cùng với đường hoặc mật ong tùy sở thích của bạn.

Những lưu ý khi dùng hoa nhài

Việc uống trà hoa nhài không chỉ là để thưởng thức như một loại đồ uống ngon, hấp dẫn hương vị mà còn tận dụng các lợi ích của loại trà này để có được sức khỏe tốt. Vì thế, khi uống trà hòa nhài, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Trà hoa nhài có chứa caffeine, có thể gây mất ngủ và tăng huyết áp nhẹ. Nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu khác để tránh tình trạng nói trên.
  • Không dùng hoa nhài cho phụ nữ mang thai do mùi hương của dược liệu có thể gây co thắt sớm và gây sảy thai, sinh non.
  • Dùng trà hoa nhài khi bụng đói có thể gây đau thượng vị và làm nghiêm trọng các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Catechin trong trà nhài có thể làm giảm quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm. Vì vậy tránh dùng dược liệu này trong thời gian dài vì có nguy cơ gây thiếu máu.
  • Người bị suy nhược không nên dùng bài thuốc từ hoa nhài.
  • Tuyệt đối không hái hoa nhài vào buổi trưa và trời mưa xong, vì hai thời điểm này đều có giá trị dinh dưỡng hoa thấp và không tốt cho sự phát triển của cây.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *